Tên định danh (Brandname) và những điều doanh nghiệp cần biết

Trong bối cảnh một thị trường ngày càng cạnh tranh, việc xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và dễ nhận biết là vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Điều này giúp họ không chỉ tạo ra ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng mà còn tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Tên định danh (Brandname) chính là nền tảng của một thương hiệu thành công.

Brandname không chỉ là một cái tên. Đó là biểu tượng của giá trị, uy tín và chất lượng mà doanh nghiệp mang lại. Một Brandname mạnh mẽ không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và thu hút khách hàng mà còn tạo ra một dấu ấn riêng, khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

Có thể thấy, Tên định danh được xem là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh và quảng cáo của doanh nghiệp. Việc sử dụng Tên định danh không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được việc bị xem là tin rác mà còn tạo ra lòng tin từ phía khách hàng, nâng cao uy tín và hiệu suất hoạt động trong quảng cáo và truyền thông.

Phần lớn, có nhiều Doanh nghiệp thường sử dụng Tên định danh (Brandname) trong các dịch vụ như SMS Brandname, Cuộc gọi thương hiệu (Voice Brandname).

Vậy, Tên định danh là gì? Tại sao doanh nghiệp bắt buộc phải có tên định danh? Hồ sơ đăng ký và quy trình thủ tục cấp tên định danh là như thế nào? 

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

Tên định danh (Brandname) là gì? 

Theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin), Tên định danh (Brandname) là tên được sử dụng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại. 

Khi đăng ký tên định danh, doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện sau:

  • Không quá 11 ký tự viết liền nhau sử dụng chữ cái Latin, chữ số (từ 0 đến 9) hoặc các ký tự (-), (_), (.), khoảng trắng.
  • Không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
  • Không là một tập hợp chỉ gồm các chữ số và được sử dụng để hiển thị hoặc xác định thông tin về nguồn gửi.

Một số quy định về tên định danh:

  • Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký và sử dụng tên định danh với số lượng không giới hạn cho mục đích quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại.
  • Tên định danh được cấp cho tổ chức, cá nhân là duy nhất trong Hệ thống tên định danh quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp.
  • Có thời hạn sử dụng là 03 năm kể từ ngày được cấp

Giấy chứng nhận tên định danh sẽ được cấp phép bởi Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin). 

Tại sao Doanh nghiệp bắt buộc phải có Tên định danh (Brandname)?

Về mặt pháp luật:

  • Đăng ký tên định danh theo quy định tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP giúp doanh nghiệp hạn chế tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, tăng thêm tỷ lệ nghe máy và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
  • Theo hình thức phạt tiền: nếu vô tình gửi tin nhắn quảng cáo vào danh sách người đăng ký không nhận tin nhắn quảng cáo sẽ bị phạt tiền từ 80 -> 100 triệu đồng.

Về mặt thực tiễn:

  • Nếu Doanh nghiệp không có Brandname khi thực hiện gửi tin nhắn hoặc gọi điện phục vụ quảng cáo thì các tin nhắn và cuộc gọi đó bị xem như là tin rác, tin spam. Như vậy việc làm này chỉ tốn chi phí mà không mang lại lợi ích gì.

Vì vậy, mọi tổ chức, cá nhân muốn thực hiện hoạt động quảng cáo, truyền thông kinh doanh,… qua SMS, Hotline đều cần cung cấp thông tin định danh chính xác. Khi có nhu cầu sử dụng tên định danh, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký cấp tên định danh về Cục An toàn thông tin

Vậy, hồ sơ đăng ký và quy trình thủ tục cấp tên định danh là như thế nào?

Hồ sơ đăng ký thủ tục cấp tên định danh

1 . Đối với tổ chức, doanh nghiệp:

  • Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhiều tên định danh cùng một lần thì chỉ cung cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc 01 quyết định thành lập của tổ chức được chứng thực
  • Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91.
  • Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

2. Đối với cá nhân:

  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
  • Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91.
  • Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

3. Đối với hộ kinh doanh cá thể:

  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
  • Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91.
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).
  • Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

Quy trình thủ tục cấp tên định danh cho doanh nghiệp

Căn cứ theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác (gọi tắt là Nghị định 91), mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tên định danh phục vụ hoạt động quảng cáo qua tin nhắn, cuộc gọi có thể nộp hồ sơ đăng ký cấp tên định danh về Cục An toàn thông tin theo quy trình sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

  • Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ đăng ký tên định danh theo các bước như sau:

Bước 1.1: Nộp hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công:

Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ bản điện tử tại địa chỉ dichvucong.mic.gov.vn.

Bước 1.2: Nộp hồ sơ giấy thông qua dịch vụ bưu chính:

Sau khi hoàn thành việc nộp hồ sơ trực tuyến, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ bản giấy về Cục An toàn thông tin thông qua dịch vụ bưu chính.

Khi gửi hồ sơ, người gửi cần lưu ý ghi rõ thông tin ngoài bì thư như sau để tránh tình trạng sai sót, gửi không đúng địa chỉ:

  • Tên hồ sơ: Hồ sơ đăng ký tên định danh mã số …” (… là mã số của hồ sơ trên hệ thống dichvucong.mic.gov.vn).
  • Nơi nhận: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin
  • Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0243.6404423

Đối với hồ sơ nộp trực tuyến, sau khi hồ sơ được phê duyệt, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bản cứng theo quy định về Cục An toàn thông tin với địa chỉ nêu tại mục a để đối chiếu tính pháp lý của hồ sơ và để lưu hồ sơ. Sau khi nhận được hồ sơ bản cứng, Cục An toàn thông tin sẽ tiến hành đối chiếu sau đó mới trả kết quả.

Bước 2: Cục An toàn thông tin thông báo kết quả và thông báo đóng lệ phí

  • Đối với các hồ sơ hợp lệ:

Sau 1 ngày làm việc kể từ khi Cục An toàn thông tin nhận được đầy đủ hồ sơ, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ sẽ nhận được thông báo kết quả hồ sơ và hướng dẫn nộp lệ phí thông qua cổng dịch vụ công.

  • Đối với các hồ sơ không hợp lệ:

Sau 1 ngày làm việc kể từ khi Cục An toàn thông tin nhận được đầy đủ hồ sơ, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ sẽ nhận được thông tin xác nhận kết quả chưa hợp lệ và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ thông qua cổng dịch vụ công.

Bước 3: Nộp lệ phí, chi phí duy trì

  • Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp lệ phí đăng ký tên định danh, chi phí duy trì hoạt động tên định danh.
  • Mức thu chi tiết: 200.000 đ/lần cấp lần đầu/tên định danh; 100.000 đ/lần cấp lại/sửa đổi theo quy định tại Thông tư 269/TT-BTC ngày 14/11/2016 về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí thuộc lĩnh vực an toàn thông tin.
  • Phương thức nộp Lệ phí: Nộp qua tài khoản

+ Tên tài khoản: Cục An toàn thông tin.

+ Số tài khoản: 3511.0.1120976.00000, mở tại Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội (không phải ngân hàng).

+ Nội dung nộp như sau: “Nộp lệ phí cho tên định danh [ABC]”. Trong đó ABC là tên định danh đã đăng ký.

  • Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi bản sao/chụp xác nhận nộp lệ phí qua tài khoản về địa chỉ tendinhdanh@vncert.vn hoặc đăng tải lên hệ thống dịch vụ công để xác nhận việc thanh toán.

Bước 4: Cục An toàn thông tin gửi Giấy chứng nhận đăng ký tên định danh

  • Sau khi nhận được thông tin nộp lệ phí, Cục An toàn thông tin sẽ gửi Giấy chứng nhận tên định danh tới địa chỉ email đã đăng ký trong Bản khai đăng ký tên định danh.

Chú ý: Để tra cứu trạng thái tên định danh (đã được đăng ký/chưa được đăng ký), tổ chức/cá nhân thực hiện một trong các cách sau:

Tóm lại

Với những thông tin trên đây, hy vọng quý doanh nghiệp đã nắm được phần nào những quy định liên quan đến Tên định danh cũng như thủ tục đăng ký tên định danh cho doanh nghiệp.

Sau khi đăng ký tên định danh thành công, doanh nghiệp có thể sử dụng tên định danh đó để tiếp tục đăng ký dịch vụ SMS Brandname và Voice Brandname với nhà mạng hoặc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!


Liên hệ ngay với chúng tôi:

MiPBX – Tổng đài cloud 1900/1800/cố định/di động: Một giải pháp của MITEK đang được tin dùng bởi hơn 500 thương hiệu hàng đầu Việt Nam: J&T Express, EMS Việt Nam, Prudential, Generali, ACBs, Techcomsecurities, Transcosmos BPO, VUS, Tesla, An Gia Investment, ICool, Đại Y,….

1900 1238 | MiPBX | Tổng đài doanh nghiệp MiPBX